Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Giới thiệu: Thư Viện Trường THCS Phú Vĩnh - Tân Châu - An GIang

   Thư viện là nơi giúp cho người dùng tin tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng thông tin theo yêu cầu của mình. Ở bất kỳ TVTH nào cũng đều tiến hành giúp bạn đọc tra cứu thông tin hoặc hướng dẫn phương pháp họ tự tra cứu thông tin.Công tác tra cứu thông tin bao gồm nhiều khâu công việc như: định hướng về bộ máy tra cứu, giúp người dùng tin sử dụng bộ máy tra cứu, trả lời các yêu cầu tin, hướng dẫn nghiên cứu các nguồn tin, giới thiệu các loại hình thông tin hiện tại, hướng dẫn người dùng tin khai thác thông tin.
 Sau đây em xin giới thiệu công tác tổ chức và phân tích thực trạng hoạt động tìm tin tại thư viện trường THCS Phú Vĩnh – Thị Xã Tân Châu - Tỉnh An Giang nơi em đang công tác.
1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THƯ VIỆN TRƯỜNG:
            a) Về cơ sở vật chất bên trong thư viện:
            Thư viện trường hiện nay với diện tích 42m2. Bao gồm: 2 dãy bàn đọc sách + 24 ghế đơn, tủ đựng sách, tủ trưng bày, tủ phích,  máy vi tính cho cán bộ thư viện xử lý hồ sơ sổ sách 01 cái có kết nối Internet, 01 máy in cùng một số trang thiết bị khác………..
b) Vốn tài liệu hiện có trong thư viện trường hiện nay bao gồm:
         + Sách giáo khoa:  6954 bản
                     + Sách tham khảo: 2751 bản
                     + Sách giáo viên :  1832 bản
                     + Sách thiếu nhi:      782 bản
c) Đối tượng người dùng tin:           
          - Cán bộ quản lý; Giáo viên giảng dạy, Công nhân viên và  học sinh từ khối lớp 6 đến khối 9.
2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY TRA CỨU TRUYỀN THỐNG:
            Phục vu bạn đọc là việc thư viện tạo cho bạn đọc khả năng sử dụng tài liệu, các nguông thông tin khác. Trước khi bắt tay vào việc phục vụ bạn đọc cán bộ thư viện phải làm công tác chuẩn bị như tổ chức Hệ thống mục lục; Tủ tài liệu tra cứu. Hệ thống mục lục và kho tài liệu tra cứu là 2 bộ phận thư viện dành để phục vụ cho người dùng tin. Do đó, em xin giới thiệu cấu tạo và cách sử dụng hệ thống mục lục và kho tài liệu tra cứu như thế nào để  phân tích về hoạt động tìm tin.
      2.1. Hệ thống mục lục:
            - Mục lục ở thư viện trường THCS Phú Vĩnh gồm : mục lục chữ cái, mục lục album, mục lục phân loại
                        + Mục lục chữ cái là loại mục lục trong đó giới thiệu vốn tài liệu trong kho bằng hình thức cụ thể. Là mục lục được sắp xếp theo thứ tự chữ cái tên sách, tên tác giả căn cứ vào dòng đầu tiên xuất hiện trên phích.
Cách xếp trong MLCC tại thư viện trường THCS Phú  Vĩnh:
·        Tất cả các phích trong MLCC đều được sắp xếp theo thứ tự A, B, C….
·        Trường hợp chữ cái đầu trùng nhau thì căn cứ vào chữ cái thứ 2,3…..Nếu tiếng đầu tiên trùng nhau thì kể đến tiếng thứ 2,3 để xếp.
·        Trong các tiếng giống nhau lại xếp theo dấu với thức tự: không dấu, huyền, hỏi, ngã, nặng, trước khi kể đến các tiếng khác. Ví dụ: Ban, Bàn, Bản, Bán, Bạn.
·        Trường hợp tên tác giả hay tên sách viết tắt thì mỗi chữ được coi như 1 tiếng và xếp vào đầu chữ cái, ngay sau phích tiêu đề đại diện cho chữ cái đó
                                                              C. B.
                                                              Ca khúc
            Cái chén
- Đối với tác giả lớn, viết nhiều sách: Các ấn phẩm của họ sẽ được xếp như sau:
- Xếp tên tác giả cá nhân trước
            - Xếp đến biệt hiệu
            - Sau cùng là tên sách trong cùng một vần theo đúng thứ tự như trong từ điển.
            * Toàn tập – tuyển tập – các tác phẩm cá biệt (ở các tác phẩm cá biệt, sách được xếp theo thữ tự chữ cái tên ấn phẩm).
            Nếu tên sách là tân một Nhân vật lịch sử nổi tiếng hay Danh nhân thế giới thì gạch dưới Tên nhân vật đó để bạn đọc chú ý, dễ tìm ra.
            Ví dụ: Đồng chí Hoàng Văn Thụ, người anh hùng của Đảng và của dân tộc Việt Nam.
            Tên sách bắt đầu bằng chữ số khi sắp xếp phích phải chuyển sang chữ cái để xếp
            Ví dụ:    100 bài tập trắc nghiệm Toán 8
                            250 bài tập nâng cao Toán 8
            Chú ý: Sách tái bản nhiều lần thì xếp phích mô tả sách đó theo thứ tự thời gian ngược: 1996, 1993, 1990, 1989.  
+ Mục lục album là gồm nhiều tờ rời, mỗi tờ được mô tả như mô tả tờ phích, hoặc có thể trang trí thêm hình ảnh giới thiệu từng quyển sách, nội dung có mấy phần, chương hay nêu khái quát nội dung sách theo chủ đề đã nêu.Và các thông tin về tài liệu được sắp xếp theo từng chủ đề, mỗi chủ đề sắp theo thứ tự từ thấp đến cao; từ cái chung đến cái riêng. Đóng lại thành tập giúp bạn đọc trực tiếp nhìn thấy hình ảnh và một số nội dung tóm lược của nhóm tài liệu theo từng chuyên đề, chủ điểm, đẹp mắt, gây hứng thú cho bạn đọc, đồng thời giúp bạn đọc tìm thấy nhiều tài liệu thay thế trong cùng một chuyên đề, chủ điểm...
+ Mục lục phân loại giới thiệu nội dung kho sách của thư viện theo các môn khoa học và gắn liền với quá trình phân loại ấn phẩm, vì thế việc tổ chức và sắp xếp MLPL phải phù hợp với cơ cấu, nội dung của bảng phân loại mà thư viện đã sử dụng.
            Lập đề mục cho MLPL: Đây là công việc nhóm các phích mô tả-phân loại tài liệu theo nhóm dựa trên ký hiệu phân loại của chúng thành từng đề mục hay từng lớp y như các lớp cơ bản của Bảng phân loại dùng để phân loại ấn phẩm.
            Ví dụ: Lớp cơ bản 5. Khoa học tự nhiên (có những đề mục nhỏ)
                                                51. Toán học
                                                52. Thiên văn học
                                                53. Vật lý học..v..v..     
 Lập đề mục ở đây có nghĩa là : Tất cả các phích mô tả-phân loại mang ký hiệu phân loại 51 phải được nhóm lại một chỗ dựa vào ký hiệu mục lục ở góc trái phía dưới của phích mô tả. Vì thế, có hai điểm cần nhớ khi lập đề mục cho MLPL:
            * Lựa chọn phích và xếp theo ký hiệu mục lục chứ không xếp theo ký hiệu xếp giá.
            * Trong quá trình bổ sung sách, các phích mô tả cho sách mới phải được tiếp tục đưa vào đề mục của chúng.
       2.2. Tủ tài liệu tra cứu:
            Các tủ sách này được tổ chức để tham khảo, tra cứu thường xuyên, giúp CBTV, người dùng tin tiện tra cứu hàng ngày tiết kiệm thời gian, công sức.
Các tủ tài liệu tra cứu gồm:
+ Tủ sách pháp luật và các tài liệu của Đảng và nhà nước
            Ví dụ: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ….; Hiến pháp; Luật; Các tác phẩm kinh điển.
+ Tủ sách từ điển, cẩm nang, sổ tay tra cứu:
            Ví dụ: Từ điển Anh – Việt, Từ điển Toán, Từ điển thuật ngữ văn học; Từ điển chính tả; Từ điển các nhân vật lịch sử; Từ điển địa danh……
       2.3. Tình hình tổ chức sắp xếp tài liệu
            Thư viện trường THCS Phú Vĩnh sắp xếp tài liệu theo số đăng ký cá biệt: là phương pháp sắp xếp theo số thứ tự vào sổ đăng ký của tài liệu từ 01….n, hay nói cách khác số thứ tự nhập kho của tài liệu chính là ký hiệu xếp giá. Để phân biệt giữa các kho sách  với nhau. Thư viện đã phân biệt bằng cách bên trong mọc con thoi : phía trên ghi ký hiệu kho sách, phần dưới ghi số đăng ký cá biệt của từng loại kho.
3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH TÌM TIN THỦ CÔNG TẠI THƯ VIỆN:
            3.1.Phương pháp tìm tin trong mục lục chữ cái:
- Mục lục chữ cái cho phép tìm tài liệu theo tên tác giả, tên tài liệu, tổng số tài liệu của một tác giả được xuất bản và lưu trữ ở kho thư viện.
- Khi bạn đọc đến thư viện tìm tài liệu ở tủ mục lục chữ cái (MLCC) có thể  trả lời các câu hỏi: trong thư viện có bao nhiêu tác phẩm và cụ thể là những tác phẩm gì của một tác giả nào đó? Hoặc thư viện hiện đang lưu giữ bao nhiêu lần xuất bản nào của một tác phẩm. Có 2 loại MLCC: MLCC theo tên sách, MLCC theo tên tác giả, qua đó người dùng tin xác định được ngay tên tài liệu hoặc tên tác giả mình cần tìm trong thư viện có hay không?
Ví dụ:           *Câu đố, tục ngữ, ca dao Việt Nam / Hồng Ngọc sưu tầm .- H. : Lao Động , 2009 .- 323 tr. ; 19cm.
Tìm tên sách  “Câu đố, tục ngữ, ca dao Việt Nam
                      Phương pháp tra cứu:
                       MLCC: Vần C : Câu đố, tục ngữ, ca dao Việt Nam
                                                                       
* Phương pháp giảng dạy môn tiếng Việt ở trường THCS / Hoàng Văn Phong .- H. : Giáo dục, 1999 .- 167 tr. ; 21cm.
Tìm tài liệu do tác giả   “HOÀNG VĂN PHONG” viết     
Phương pháp tra cứu:            MLCC: Vần H : HOÀNG VĂN PHONG

             3.2 .Phương pháp tìm tin trong mục lục phân loại:
- Mục lục phân loại cho phép tìm tài liệu theo môn ngành khoa học. Mục lục phân loại có tác dụng rất lớn trong việc giúp bạn đọc tra cứu sách theo môn loại tri thức phù hợp với yêu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. MLPL được sắp xếp theo cơ cấu của Bảng phân loại: từ vấn đề tổng quát đến cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp nên có chức năng thông tin giáo dục rất lớn đối với bạn đọc muốn được học hỏi, nghiên cứu một bộ môn nhất định.
Trong thư viện trường học hiện nay đang sử dụng bảng phân loại thập tiến 19 dãy. Các ký hiệu phân loại được cấu tạo theo trình tự như sau:
            - Ký hiệu tổng quát trước ký hiệu chi tiết
- Ký hiệu chung trước ký hiệu riêng (y như nội dung lĩnh vực của các khoa hoc) và xuất hiện như sau: dãy cơ bản (đề mục), các lớp trong dãy cơ bản, các phân mục, các tiểu mục và các cấp trong các tiểu mục.
              Ví dụ:  Môn loại     
                                  5         Khoa học tự nhiên (là 1 lớp cơ bản)
                                  51       Toán học                (là một phân mục)
                                 511    Số học                      (là một tiểu mục)

·        Cách sắp xếp trong mục lục phân loại:  
Trong mỗi đề mục sắp xếp theo tác giả và tên sách. Đối với các tài liệu trong cùng một đề mục, của cùng một tác giả hay tên sách thì sắp xếp theo thứ tự thời gian ngược( vì tài liệu mới nhất phản ảnh đúng đắn nhất quan điểm và trình độ hiện tại của tác giả). Trong cùng một đề mục các ký hiệu có cấp số như nhau, thì ký hiệu chính đơn giản được xếp trước ký hiệu phức tạp:
Ví dụ:  4. Kí hiệu chính đơn giản
             4(03) Kí hiệu chính + trợ ký hiệu hình thức
            4(V)(03) Kí hiệu chính + trợ ký hiệu địa lý + trợ ký hiệu hình thức
Muốn tìm tài liệu mà mình cần trong MLPL, người dùng tin phải nhớ được tất cả các đề mục thể hiện nội dung của tài liệu thông qua bảng “Hướng dẫn sử dụng thư viện”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét